当前位置:首页 > Giải trí > Siêu máy tính dự đoán Newcastle vs Nottingham Forest, 21h00 ngày 23/2 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Namdhari FC vs Churchill Brothers, 15h30 ngày 24/2: Xát muối nỗi đau
Lớp học đặc biệt này diễn ra ngay tại trụ sở Ban quản lý Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (Bộ GD-ĐT) ngày 1/6.
GS Nguyễn Minh Thuyết trải nghiệm lập trình và vận hành robot |
Ngoài GS Thuyết và một số thành viên khác của Dự án còn có anh Nguyễn Quang Thạch, đại diện của chương trình Sách hóa nông thôn và cũng chính là người Việt Nam đầu tiên đoạt giải về xóa mù chữ của UNESCO năm 2016.
Theo GS Thuyết, một trong những điểm nổi bật của chương trình giáo dục phổ thông mới là học thông qua thực làm để hình thành, phát triển năng lực thực tiễn.
Đặc biệt, chương trình coi giáo dục STEM là một nội dung thiết yếu của môn Công nghệ.
![]() |
GS Nguyễn Minh Thuyết được hướng dẫn về việc lập trình cho robot hoạt động |
GS Thuyết muốn trải nghiệm thực tế học lập trình cho robot để đánh giá khả năng hiện thực hóa giáo dục STEM và hứng thú mà nội dung giáo dục này đem lại cho người học.
“Tôi muốn kiểm nghiệm xem một người làm khoa học xã hội đã ngót nghét 70 tuổi như tôi có lập trình được cho robot theo hướng dẫn của người dạy trong một thời gian ngắn không, qua đó xem bài học và cách dạy này có thích hợp đối với những người chưa biết gì về thuật toán, lập trình không” - GS Thuyết chia sẻ.
GS Thuyết đã được học trong vòng 45 phút một số nội dung bài học mà theo Liên minh STEM dùng để dạy cho giáo viên và học sinh các trường làng xoá mù lập trình cho robot. Nội dung của buổi học về lập trình điều khiển robot bằng phần mềm kiểu kéo thả.
![]() |
Đại diện của Liên minh STEM hướng dẫn và cho GS Thuyết trải nghiệm việc lập trình robot. GS Thuyết cho rằng việc này liên quan đến giáo dục STEM- một nội dung thiết yếu của môn Công nghệ trong chương trình giáo dục phổ thông mới. |
Kết quả, sau bài học rút gọn, “tổng công trình sư” của chương trình giáo dục phổ thông mới đã nhiều lần điều khiển được robot bật đèn các màu, pha màu và chạy theo theo lập trình của mình.
GS Thuyết nhìn nhận: “Tôi học rất hứng thú, thậm chí có lúc tiếc rằng mình không còn trẻ nữa để đi theo nghề này. Nghe hai chữ lập trình thì thấy phức tạp, nhưng vì các nhà chuyên môn đã thiết kế sẵn nên thực hành rất đơn giản, chỉ khó hơn điều khiển tivi một chút thôi. Chắc chắn các bạn trẻ, kể cả học sinh tiểu học, hoàn toàn có thể thực hiện lập trình nhanh hơn tôi khi được hướng dẫn”.
![]() |
Vận hành robot sau khi được lập trình |
GS Thuyết cho biết ông cũng như các thành viên Ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông rất quan tâm đến giáo dục STEM và nâng cao văn hoá đọc trong trường học. Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có nhiều giải pháp phát triển những nội dung giáo dục này và sẽ dành nhiều thời lượng để các cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động triển khai.
Giáo dục STEM được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này (gọi là kỹ năng STEM) phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.
Thanh Hùng
" alt="Tổng chủ biên chương trình phổ thông mới học 'xóa mù' lập trình robot"/>Tổng chủ biên chương trình phổ thông mới học 'xóa mù' lập trình robot
Tuy nhiên, đề Giáo dục công dân được đánh giá là nhẹ nhàng, còn đề Địa lý tương đối dễ thở.
Clip: Thí sinh Trần Mai Anh, Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội, nhận xét về đề thi
Thí sinh “khóc thét” vì đề Sử
Tại điểm thi Trường THPT Marie Curie, Quận 3, TP.HCM, thí sinh Nguyệt Tường, học sinh chuyên Sử trường này cho hay đề thi Sử năm nay khó hơn năm ngoái. “Em học rất nhiều nhưng có những câu không làm được do đề thi phân bổ ở quá nhiều phần và không có phần nào trọng tâm” - Tường nói.
Tường chỉ hy vọng điểm bài thi Khoa học xã hội sẽ được kéo lên bởi hai môn còn lại.
Hai thí sinh An Duy và Thành Vinh, Trường THPT Nguyễn Thị Diệu, cũng cho rằng đề Sử có nhiều câu hỏi không được chú trọng ôn tập nên các em làm bài không tốt. “Chúng em chỉ mong qua điểm liệt để đậu tốt nghiệp”.
Tại điểm thi Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), nhiều thí sinh cũng đánh giá đề Lịch sử năm nay quá khó so với mọi năm.
![]() |
Với đề thi tổ hợp Khoa học xã hội có môn Lịch sử được cho là khó, thí sinh TP.HCM khá đăm chiêu khi rời phòng thi. Ảnh: Tùng Tin |
Thí sinh Trần Mai Anh, Trường CĐ nghệ thuật Hà Nội cho biết, đọc đề Sử xong em… “khóc thét”. “Em nghĩ có lẽ mình chỉ qua điểm liệt thôi. Em khá hoang mang”.
Mai Anh đánh giá tỉ lệ lịch sử thế giới trong đề thi năm nay cao hơn lịch sử Việt Nam rất nhiều. Mặc dù phần kiến thức lịch sử thế giới vẫn nằm trong chương trình nhưng thí sinh không quá chú trọng ôn tập.
Ngoài ra, phần lịch sử Việt Nam đòi hỏi sự vận dụng cao nên dù có học thuộc nhưng không tư duy, suy luận cũng khó để làm tốt.
“Khi làm thử đề năm ngoái em thấy điểm khá cao nhưng đề năm nay em thấy khó”, Mai Anh bày tỏ.
Thí sinh này cũng đánh giá, đề thi Địa lý năm nay “dễ thở” và em hoàn thành tốt.
Còn thí sinh Lê Minh Anh (Trường THPT Văn Hiến) “Đề Sử khó vì có quá nhiều kiến thức được đưa ra, chủ yếu về chiến tranh Pháp và Mỹ, trong đó có nhiều câu hỏi khó và yêu cầu vận dụng cao”.
Thí sinh Đà Nẵng nói về đề thi tổ hợp Khoa học xã hội
Nguyễn Quỳnh Trang, Trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội, cũng cho rằng đề Sử có nhiều câu dài và các phương án trả lời có sự trùng lặp, gây nhiễu.
“Nhiều câu có đáp án dài “bằng nhau”, vì thế kể cả khoanh liều cũng không được. Môn Địa lý có trên 10 câu Atlas dễ nhìn, dễ kiếm điểm. Em ước chừng điểm Sử chỉ được 5, còn Địa chắc khoảng được 7 điểm”, Trang cho biết.
Trong khi đó, thí sinh Phương Anh, học ban xã hội của Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) là một trong số ít thí sinh nhận định đề Lịch sử như vậy là bình thường, vừa sức. “Em ôn tập cả chương trình nên thấy đề Sử như vậy là bình thường. Đề Địa lý có dễ hơn. Đề Giáo dục công dân tuy có nhiều tình huống nhưng em nghĩ khá ổn”.
![]() |
Thí sinh hy vọng môn Địa lý và Giáo dục công dân sẽ kéo điểm bài thi tổ hợp sáng nay |
Địa dễ, nhưng sẽ không có “mưa điểm 10”
Về đề thi môn Địa lí, thầy giáo Vũ Hải Nam đánh giá chung rằng ở mức độ cơ bản nhưng vẫn đảm bảo độ phân hóa cao, phù hợp với mục tiêu của kì thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học.
“Sẽ có nhiều điểm 8, 9 nhưng “mưa” điểm 10 không nhiều” – thầy Nam nhận định.
Cụ thể, theo thầy Nam, đề thi năm 2019 không khó như đề thi năm 2018.
Số câu hỏi dễ (nhận biết và thông hiểu) tăng lên, số câu vận dụng cao giảm đi và đồng thời có sự giảm về độ khó của các câu hỏi này so với đề thi 2018. Thay vì những câu hỏi khó và dễ gây tranh cãi, đánh đố như năm 2018, câu hỏi năm nay mang tính vận dụng cao, tập trung vào vốn hiểu biết thực tế và khả năng suy luận của học sinh nhiều hơn.
Học sinh đạt điểm trung bình khá dễ, học sinh khá giỏi có thể đạt điểm 9 trở lên, tuy nhiên để đạt được điểm 10 tuyệt đối môn Địa cần có sự đột phá cao.
![]() |
Phân tích đề thi môn Địa lý (Nguồn: Tuyensinh247) |
Còn thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng tổ Lịch sử, Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM, thì nói ngắn gọn “đề thi Lịch sử năm nay tốt”.
Theo thầy Du, đề Lịch sử có 40 câu hỏi nhưng chủ yếu tập trung trong chương trình lớp 12. Các câu hỏi thuộc nội dung chương trình lớp 11 chỉ chiếm 1 điểm. Về phân bổ, phần lịch sử thế giới 3 điểm chiếm 30% tổng điểm.
Clip: Thí sinh Nguyễn Quỳnh Trang, Trường CĐ nghệ thuật Hà Nội, nhận xét về đề thi.
“Số lượng câu hỏi mang tính chất thông hiểu nhận biết chiếm đa số đủ cho thí sinh đạt trung bình. Các câu hỏi phân loại có hình thức đa dạng như nhận xét các đánh giá, tìm điểm tương đồng, so sánh các sự kiện lịch sử đòi hỏi thí sinh phải có kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp cao...” - thầy Du nhìn nhận.
Theo thầy Du phổ điểm bài thi môn Sử sẽ từ 3-4 điểm do số lượng bài thi dưới điểm trung bình sẽ nhiều, vì đề mang tính khái quát và dàn trải cả chương trình, gây khó cho những thí sinh chọn tổ hợp xã hội là giải pháp tình thế.
Thí sinh không cần đợi kết quả vẫn tự tin đỗ đại học. Clip: Linh Trang
Nhóm phóng viên
- Dưới đây là đề thi THPT quốc gia môn lịch sử 2019 chính thức của Bộ GD-ĐT.
" alt="Đề Lịch sử khó nhất trong bài thi Khoa học xã hội thi THPT quốc gia"/>Đề Lịch sử khó nhất trong bài thi Khoa học xã hội thi THPT quốc gia
Hay như vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Đức, khu phố Tân Trà 2, phường Tân Bình, khi làm thủ tục cho con tài sản thì mới biết còn thiếu giấy đăng ký kết hôn. Sau khi đến bộ phận một cửa của phường để đăng ký, ông bà được hẹn 1 ngày sau lên nhận kết quả.
Hình ảnh nhận giấy chứng nhận kết hôn được ông Đức lưu lại và đăng lên mạng xã hội nhận được rất nhiều lời chúc mừng của bạn bè, con cháu… Những việc làm thân tình, gần gũi như thế xuất phát từ mô hình “Chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ” mà phường Tân Bình đang thực hiện thời gian qua đã tạo được sự tin tưởng, hài lòng của người dân.
Trao giấy chứng nhận kết hôn; giấy khai sinh; thư chia buồn đến gia đình công dân có người thân qua đời; thư xin lỗi về những khuyết điểm, tồn tại của chính quyền làm ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp; thư cảm ơn về những đóng góp của người dân đối với sự phát triển của phường… là những nội dung phường Tân Bình triển khai xây dựng chính quyền thân thiện.
Tại bộ phận một cửa của phường, một ngày tiếp nhận hàng trăm hồ sơ của người dân ở mọi lĩnh vực vừa trực tuyến và trực tiếp. Điều đáng nói, tất cả người dân, doanh nghiệp đều được tiếp đón và hướng dẫn nhiệt tình, hồ sơ giải quyết đúng quy định với quy trình nhanh, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Là đơn vị được chọn làm điểm xây dựng mô hình chính quyền thân thiện của thành phố Đồng Xoài, phường Tân Bình đã bố trí cơ sở vật chất khang trang, hiện đại tại bộ phận một cửa để phục vụ nhân dân tốt nhất. Hệ thống điều hòa, bàn ghế, nước uống, camera giám sát, wifi miễn phí, công khai số điện thoại của lãnh đạo phường và cả mã QR đặt trên bàn để người dân đánh giá mức độ hài lòng đối với sự phục vụ của cán bộ, công chức khi đến giao dịch tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phường. Qua đó đã góp phần tạo dựng mối quan hệ gắn kết chặt chẽ, sự tin cậy, chia sẻ giữa chính quyền và nhân dân.
Ông Mai Thành Quang, Phó Chủ tịch UBND phường Tân Bình cho biết: Xác định một lời chúc, một nụ cười, thái độ thân thiện của cán bộ, công chức sẽ làm vui lòng người dân khi đến cơ quan công quyền, vì vậy mỗi cán bộ, công chức đề cao vai trò trách nhiệm trong từng việc làm, văn minh trong ứng xử với người dân.
Chính lề lối, cách thức làm việc đổi mới theo hướng đơn giản, nhanh chóng và nhẹ nhàng, người dân đến giải quyết công việc được cán bộ, công chức hỗ trợ, hướng dẫn, giải thích tận tình và chu đáo mà hiệu quả giải quyết công việc được nhanh, thuận tiện hơn.
Xây dựng nền hành chính phục vụ
Trong CCHC thì sự hài lòng của người dân là thước đo quan trọng nhất để đánh giá kết quả thực hiện. Vì vậy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản triển khai các nhiệm vụ CCHC nhà nước, trong đó xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện” phù hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương, kết hợp nhiều mô hình để thực hiện CCHC một cách tốt nhất, đem lại sự hài lòng cao nhất cho người dân.
Thị xã Phước Long chú trọng nâng cao chất lượng CCHC thông qua các mô hình chính quyền thân thiện với khẩu hiệu treo ở bộ phận một cửa luôn nhắc nhở cán bộ, công chức thực hiện tốt “4 xin” là xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; “4 luôn” là luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.
Anh Lê Văn Kiên, nhân viên Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phước Long chia sẻ: “Trong CCHC thì sự hài lòng của người dân là thước đo quan trọng để đánh giá kết quả thực hiện của địa phương. Vì vậy, thời gian qua thị xã đã kết hợp nhiều mô hình để thực hiện CCHC một cách tốt nhất, đem lại sự hài lòng cao nhất cho người dân, tạo sự gần gũi giữa người dân và công chức giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa”.
Còn việc xây dựng chính quyền thân thiện ở UBND phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài thể hiện qua việc thay đổi lề lối, tác phong trong giao tiếp, ứng xử và giải quyết công việc của công chức bộ phận một cửa. Người dân đến giải quyết công việc được hỗ trợ, hướng dẫn tận tình, nhanh gọn.
Đặc biệt, thông qua mô hình “Ngày thứ Sáu không hẹn qua tuần” đã mang lại hiệu quả ngoài mong đợi. Chị Nguyễn Thị Khánh, khu phố 3, phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài bày tỏ: “Tôi rất hài lòng vì TTHC giải quyết linh hoạt, có những hồ sơ đủ thủ tục giải quyết luôn trong ngày. Nụ cười và thái độ niềm nở của cán bộ, công chức đã tạo thiện cảm, xóa đi tâm lý e ngại của người dân khi đến cơ quan công quyền”.
Ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết: Xây dựng chính quyền thân thiện, sở cũng đã liên tục có những cải tiến, đổi mới trong khâu giải quyết TTHC theo hướng đơn giản, nhanh gọn, áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin nhằm giảm thời gian chờ đợi cho người dân. Tinh thần, thái độ của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức trách, nhiệm vụ ở những bộ phận thường xuyên tiếp xúc với người dân có chuyển biến rõ nét, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ.
Mô hình “Chính quyền thân thiện” mà Bình Phước triển khai đã và đang tạo chuyển biến mạnh mẽ trong CCHC. Trong đó, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, nhiệt tình, trách nhiệm; môi trường công sở văn minh; cách thức làm việc đổi mới theo hướng đơn giản, nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn.
Điều này thể hiện qua kết quả chỉ số CCHC năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR Index 2023) vừa công bố, Bình Phước đạt 88,01% (tăng 3,54% so với năm 2022), đứng thứ 21/63 tỉnh, thành phố, tăng 18 bậc so với năm 2022.
Thông qua việc đánh giá chỉ số CCHC sẽ giúp các đơn vị, địa phương phân tích, so sánh và xác định rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong từng nội dung, nhiệm vụ CCHC để có giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này.
TheoNgân Hà Báo Bình Phước
" alt="Bình Phước: Chính quyền thân thiện, kiến tạo từ chuyển đổi số"/>Bình Phước: Chính quyền thân thiện, kiến tạo từ chuyển đổi số
VietNamNet xin giới thiệu bài viết của ông Trần Công Diễm.
Làm thế nào tổ chức Dạy - Học lấy học sinh làm trung tâm? Làm thế nào để Công nghệ thông tin trợ giúp tối đa cho giáo dục? Làm thế nào để tháo gỡ những nút cản của giáo dục hiện nay - Bộ GD-ĐT không phải loay hoay vào công tác thi cử, soạn sách giáo khoa, tiêu cực trong giáo dục được hạn chế tối đa, Nhà nước dần dần chuyển chế độ hợp đồng suốt đời thành hợp đồng có thời hạn cho phần lớn giáo viên...
![]() |
Ảnh minh họa của Đinh Quang Tuấn |
Tôi xin được bàn về tổ chức dạy - học sao cho dân chủ - khách quan, đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của người học. Thiết kế và vận hành ba tổ chức “Nơi dạy - học”, “Nơi đánh giá”, “Nơi cấp chứng nhận hết cấp” cho học sinh phổ thông là trọng tâm của bài viết này.
Tại sao lại là “không trường học"?
Có một số căn cứ để tôi đề xuất ý tưởng này.
Thứ nhất là Tách việc đánh giá ra khỏi giáo viên giảng dạy hiện nay.
Trong mô hình giáo dục mới, chưa thấy Việt Nam nói gì về vấn đề ”tách giáo viên ra khỏi quá trình đánh giá”. Dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, ta hoàn toàn có thể làm được việc này. Mà, đây lại là cách duy nhất chấm dứt tình trạng “dạy thêm - học thêm”.
Tại nhiều nước tiên tiến, việc dạy - học tại trường và việc đánh giá qua các trung tâm khảo thí đã được thực hiện bình thường.
Thứ hai, Không ôm tất cả các môn vào trong trường học.
Tại Việt Nam, việc học ngoại ngữ tại các trung tâm ngoại ngữ ngày một phát triển, các trung tâm lớn khi kiểm tra đánh giá để cấp chứng chỉ đều lấy đề và chấm thi ở các trung tâm khảo thí. Bộ GD-ĐT cũng đã công nhận một số chứng chỉ ngoại ngữ và có quy định chuyển đổi.
Trong dự thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể” đề cao môn âm nhạc và tính phải đào đạo thêm 5.000 giáo viên dạy nhạc nữa. Theo tôi, điều này là không nên, bởi muốn đánh được một nhạc cụ một cách nghe được cần không dưới 10.000 giờ luyện tập, số giáo viên âm nhạc biểu diễn được nhạc cụ hay xướng âm được một bản nhạc vẫn chỉ là số ít. Trong khi đó, chúng ta có rất nhiều người được đào tạo bài bản về âm nhạc ở khắp mọi miền đất nước.
![]() |
"Cần tách việc đánh giá ra khỏi giáo viên giảng dạy hiện nay" (Ảnh: Đinh Quang Tuấn) |
Năm 2002 tôi tham dự diễn đàn giáo viên Á - Âu, đã được nghe trình bày mô hình lớp học phổ thông 500 học sinh một lớp. Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, một cổng thông tin dạy - học có thể có tới hàng nghìn, hàng vạn người theo học tùy theo thời gian mà người học muốn…
Vì vậy, với chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới, nhà trường không nên ôm đồm tất cả. Bắt một đứa trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào một ban giám hiệu nhất định cũng là không nên.
"Không trường học" sẽ thực hiện như thế nào?
Mô hình “Giáo dục không trường học” có năm thực thể chính: Trung tâm dạy - học; Trung tâm đánh giá; Cơ quan cấp chứng nhận cuối cấp học; Học sinh; Và chính quyền các cấp, cha mẹ học sinh và các đối tác giáo dục, gọi tắt là “Hỗ trợ”.
Mô hình tuân theo nội dung giảng dạy cũng như quy định môn bắt buộc và môn tự chọn của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Mô hình này vận hành như sau:
“Dạy – học” là nơi tổ chức việc dạy và học cho từng cá thể học sinh, có số lượng từ 1 học sinh đến hàng nghìn hàng vạn học sinh.
Có thể dạy một môn cho đến tất cả các môn theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Tùy theo số lần học sinh tham gia cùng một lúc mà ta tiến hành đặt tên và quy định xin phép. Ví dụ “nơi dạy - học”, “nhóm”, “lớp”, ”trung tâm” (cũng có thể vẫn có khái niệm “trường”), và tổng doanh thu một năm của một nơi “dạy - học” trên 10 tỷ (khoảng nửa triệu đô la Mỹ) mới phải xin phép thành lập.
Chúng ta sẽ đối mặt với những nơi dạy học ở trên mạng có rất đông người theo học nhưng chỉ có cùng địa chỉ IP. Chúng ta cũng sẽ gặp hàng vạn nơi Dạy – Học chỉ có một học sinh. Chúng ta có thể có những nơi Dạy – Học chỉ dạy một môn do các giáo sư danh tiếng chủ trì…
Chúng ta sẽ giải phóng dần dần hàng triệu biên chế (nơi Dạy – Học chủ yếu thực hiện chế độ hợp đồng). Trường sư phạm vẫn mở nhưng phải cạnh tranh với thực tế rất nhiều người dạy không cần qua sư phạm. Sư phạm phải đổi mới để người học cần đến đâu học đến đó.
Bộ GD-ĐT sẽ quy định nội dung kiến thức thành các tín chỉ theo khối. Học sinh
tùy theo thời gian và hoàn cảnh của bản thân và gia đình để ghi danh tại các nơi Dạy – Học.
Sẽ không còn khái niệm “lớp”, chỉ còn khái niệm “khối” (tiểu học, THCS, THPT).
Tại các nơi Dạy – Học không có khái niệm cho điểm.
Tùy theo chương trình do Bộ quy định mà giáo viên của nơi Dạy – Học tìm kiếm tài liệu giảng dạy phù hợp. Khi đó một chương trình với nhiều tài liệu dạy sẽ trở thành hiện thực.
Các nơi Dạy – Học được phép thuê các địa điểm để tổ chức giảng dạy.
Có thể còn một số nơi Dạy – Học là công lập để thực hiện ở những gia đình khó khăn hoặc vùng khó khăn. Hoặc cũng có thể chính quyền từng nơi phát một số tiền cho mỗi trẻ em trong nơi cư trú một số tiền nhất định đủ cho các cháu duy trì việc học. Còn lại các nơi Dạy – Học theo cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển.
Các nơi Dạy – Học có thể dạy các môn văn hóa bằng tiếng nước ngoài nhằm mục tiêu hội nhập. Giáo viên và học sinh Việt Nam có thể tham gia giảng dạy và học tập ở các nước như một thành viên thực sự.
“Đánh giá” là mấu chốt của việc thay đổi.
Dứt khoát phải “tách giáo viên ra khỏi quá trình cho điểm đánh giá”. Không thể để tình trạng giáo viên dạy thêm vì là người ra đề kiểm tra đánh giá.
Về Đánh giá, chúng ta phải học các nơi như các trung tâm ngoại ngữ và âm nhạc do các trung tâm khảo thí tiên tiến trên thế giới mà đang hiện hữu tại đất nước chúng ta.
Đánh giá sẽ được làm ở tất cả các môn mà Bộ GD-ĐT yêu cầu.
Đánh giá mới đầu có thể do Nhà nước quản lý sau thay thế dần bằng các tổ chúc tư nhân. Chỉ có các nơi Đánh giá mới được kiểm tra, cho điểm, phân loại cá nhân học sinh, có quyền cấp giấy chứng chỉ khi học sinh hoàn thành một tín chỉ.
Nơi Đánh giá có thể làm một hay nhiều môn. Đánh giá có thể là cơ sở của người nước ngoài và có thể đóng tại nước ta hay nước ngoài như môn Ngoại ngữ và Nhạc mà hiện nay chúng ta chấp nhận.
![]() |
Chỉ có các nơi Đánh giá mới được kiểm tra, cho điểm, phân loại cá nhân học sinh, có quyền cấp giấy chứng chỉ khi học sinh hoàn thành một tín chỉ |
Tiền duy trì và phát triển Đánh giá có thể hoàn toàn theo cơ chế thị trường hoặc theo cơ chế thị trường có đóng góp của chính quyền thông qua % thuế .
Theo ý của tôi, chúng ta nên thuê các nhà khảo thí của các nước như Anh - Mỹ - Úc - Singapore sang làm và hợp tác với chúng ta thời kỳ đầu và nên bỏ ra số tiền đủ lớn để học làm từ A đến Z công việc này.
Làm được việc nay việc “dạy thêm - học thêm” sẽ dần tan biến.
“Chứng nhận” là cơ quan của Nhà nước, tổng hợp các chứng chỉ của người học để cấp chứng nhận hoặc một văn bằng tương đương.
Các văn bằng này là: “Đã học hết chương trình tiểu học”, “Đã học hết chương trình trung học cơ sở”, “Đã học hết chương trình phổ thông Trung học” hay “Bằng tốt nghiệp phổ thông”.
Cơ quan này có thể được Bộ GD-ĐT ủy quyền cho các Sở. Cơ quan này tuyệt đối không được làm nhiệm vụ đánh giá thay cho các đơn vị Đánh giá.
Cần một cơ quan Nhà nước làm việc này để còn giao dịch với nước ngoài.
“Học sinh” là điểm dẫn dắt toàn bộ mô hình hoạt động.
Học sinh cùng gia đình theo yêu cầu của chương trình sẽ lựa chọn môn học theo hoàn cảnh của bản thân và gia đình. Học sinh có thể học một khối với thời gian ngắn hơn hoặc dài hơn. Ví dụ có thể hoàn thành học tiểu học trong 3 năm (3/5) hoặc hoàn thành chương trình phổ thông trung học trong 6 năm (6/3). Sẽ không có khái niệm học sinh lưu ban (chỉ vì vài môn mà phải học lại tất cả các môn). Sẽ xuất hiện những học sinh 13, 14 tuổi hoàn thành chương trình phổ thông .
Theo mô hình này, học sinh hoàn toàn tự do về thời gian học và địa điểm học. Chỉ tuân theo số tín chỉ phải có khi hoàn thành “khối”. Sẽ không còn khái niệm phân tuyến theo địa bàn, trái tuyến phải đóng thêm tiền nữa. Học sinh và cha mẹ học sinh hoàn toàn chịu trách nhiệm với thời gan học và thời gian nghỉ.
Không có khai giảng và bế giảng. Học sinh có thể chọn nhiều nơi Dạy – Học cùng một thời gian. Thể thức bán trú vẫn được thực hiện khi gia đình có nhu cầu. Học sinh có thể ngồi nhà tự học một số môn mà phụ huynh có thể trực tiếp trao đổi, học trên mạng một số môn. Có thể theo học song ngữ hoặc hoàn toàn tiếng nước ngoài…
Những phụ huynh ngại nghĩ có thể theo nơi Dạy – Học có tổ chức như trường học hiện nay, mọi việc gần như vẫn bình thường. Những phụ huynh có tính tổ chức sẽ tổ chức việc học tập của con tối ưu nhất.
“Hỗ trợ”là khối tạo mọi điều kiện cho khối khác hoạt động
Chính quyền tạo mọi điều kiện tổ chức được các điểm Dạy – Học trên địa bàn hoặc liên địa bàn. Hỗ trợ tài chính bằng qui định có tính pháp luật cho các tổ chức Dạy – Học và “Học sinh”.
Cha mẹ học sinh đảm bảo trẻ em được học liên tục ít nhất đến 16 tuổi hoặc hoàn thành chương trình Trung học phổ thông. Cùng với chinh quyền địa phương tạo đủ tài chính cho con được học, dần đến học theo nhu cầu học của con.
Các đối tác là các đơn vị hành chính, sản xuất, kinh doanh, tổ chức xã hội và tôn giáo tùy theo tôn chỉ hoạt động của đơn vị để có thể tham gia vào quá trình giáo dục hay đóng góp kinh phí trực tiếp cho cá nhân học sinh, đơn vị Dạy – Học hoặc chính quyền địa phương.
Các giai đoạn triển khai
Giai đoạn 0: Cùng đề xuất Bộ GD-ĐT và Chính phủ cho phép mô hình được thực hiện từ thí điểm đến toàn bộ. Trước mắt cho phép thay thế các điểm số, đánh giá của các tổ chức đánh giá có uy tin trong và ngoài nước. Thực ra, giai đoạn này đang thực hiện với môn Ngoại ngữ.
![]() |
Các giai đoạn triển khai |
Giai đoạn 1(giai đoạn này có thể thực hiện cùng hoặc trước giai đoạn 0): Gấp rút tổ chức các đơn vị đánh giá kết quả học. Giai đoạn này nên thực hiện ngay tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM rồi lan dần ra toàn quốc.
![]() |
Giai đoạn 1 |
Giai đoạn 2: Lấy trường học hiện nay là nơi “Dạy - Học” chính, cho phép một bộ phận học sinh học một số môn tại các nơi “Dạy – Học” khác nhau. Hiện nay giai đoạn này đang được thực hiện với môn Ngoại ngữ. Chúng ta dần dần cho phép thực hiện ở các môn học khác. Giai đoạn này tùy thuộc vào quyết tâm thành lập các nơi Đánh giá. Tôi nghĩ giai đoạn này cũng nên bắt đầu ngay và ngày dần phát triển.
![]() |
Giai đoạn 2 |
Giai đoạn 3: Như vậy, bước đầu ta vẫn duy trì trường học như hiện nay trên cả nước, tùy theo quyết tâm xây dựng nơi Đánh giá mà mô hình trường học kiểu cũ sẽ dần thay đổi từ trao cho nơi Đánh giá một môn đến tất cả các môn. Dần pháp lý hóa tư cách pháp nhân của các môn Dạy – Học.
![]() |
Giai đoạn 3 |
Khi mô hình vận hành đầy đủ sẽ tháo gỡ những nút cản của giáo dục hiện nay. Và quan trọng nhất là học sinh sẽ được học cái gì mình muốn học, hoàn thành thời gian học hợp lý nhất cho bản thân.
Trần Công Diễm (chuyên viên chính Sở GD-ĐT Hà Nội giai đoạn 1981 - 2010)
" alt="Đổi mới giáo dục: Bàn về giáo dục “không trường học”"/>"Hơi nặng" hay xứng đáng?
![]() |
Tình trạng học sinh đi xe máy điện, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm rất phổ biến.Ảnh: Phạm Hải |
Có mặt tại tại buổi tư vấn nghề nghiệp của trường sáng nay (12/3), khi chia sẻ với VietNamNet về quy định này, một số học sinh Trường THPT Marie Curie cho rằng "hơi nặng".
Theo Nguyễn Yến Nhi, học sinh lớp 10G3 thì "bấtkỳ ai cũng đã từng vi phạm luật giao thông. Nếu học sinh vi phạm nhữnglỗi nặng như gây ra tai nạn hoặc tái phạm nhiều lần thì mới nên bị hạhạnh kiểm. Chúng em đi học bằng xe buýt của trường, rất ít bạn tự đi xeđến trường nên việc vi phạm giao thông gần như không có”.
NguyễnTrường Giang, học sinh lớp 11I1 thì còn chưa biết đi xe đạp điện, cóviệc gì quan trọng thì bố mẹ đưa đi, nên thấy quy định này cũng khôngảnh hưởng gì đến mình. Cũng như Nhi, Giang nghĩ "quy định này có hơi nặng một chút".
CôTrần Minh Thuỳ, giáo viên môn toán, đồng tình ở khía cạnh "đưa vềtrường với lý do "nhà trường là môi trường mà học trò đôi khi vẫn sợ hơnlà bố mẹ".
Thế nhưng, nhìn tổng thể, cô Thùy quan niệm: "Giáodục là hướng tới những điều tốt đẹp, còn việc đuổi học thì giống như làdấu chấm hết. Ở lứa tuổi đang cần học hỏi, việc đuổi học không còn mangtính giáo dục nữa".
Trong khi đó, hiệu trưởng nhiều trường THPT đa phần ủng hộ quyết định này.
TrườngTHPT Phan Huy Chú đã làm việc này từ lâu. Cô hiệu trưởng Nguyễn ThịNhiếp chia sẻ "thấy học sinh có ý thức hơn trong chấp hành luật an toàngiao thông".
Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức nhìn nhận: "Nếucác em vi phạm, dù được nhắc nhở, giáo dục thậm chí hạ hạnh kiểm mà vẫncố tình vi phạm thì nghỉ 1 tuần là xứng đáng để giáo dục các em có ýthức kỷ luật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật".
Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ: "Hiệntượng học sinh chưa đủ tuổi vẫn lái môtô, xe gắn máy, đặc biệt khôngkhông đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, lạng lách rất phổ biến. Bên cạnhgiáo dục thì cũng cần yếu tố để răn đe, ngăn chặn. Không chỉ để học sinhchỉ xin tiền bố mẹ nộp phạt cho cảnh sát rồi đâu lại vào đó".
Văn bản của Sở GD-ĐT Hà Nội có trái luật?
"Cầntách bạch rạch ròi trách nhiệm của nhà trường và xã hội. Không thể đểhọc sinh cùng lúc phải chịu lần xử lí, điều chỉnh vì vi phạm giaothông" - luật sự Nguyễn Anh Thơm, Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh,Đoàn luật sư TP Hà Nội nêu ý kiến
Theo ông, "vi phạm luật an toàngiao thông thuộc lĩnh vực quản lí hành chính, chịu sự điều chỉnh củaLuật an toàn giao thông đường bộ. Học sinh vi phạm, nếu chưa đủ tuổi, bốmẹ giao xe cho cũng bị mời lên trao đổi, nhắc nhở, cảnh cáo, cũng nặngnề lắm rồi".
Còn học sinh vi phạm quy chế trong giờ học mới thuộc trách nhiệm xử lí của nhà trường.
![]() |
Biên bản cảnh cáo với một HS lớp 7 điều khiển xe máy điện không đội mũ bảo hiểm.Ảnh: Phạm Hải |
Đếnthời điểm này, việc đánh giá khen thưởng của học sinh hiện đang thựchiện theo Thông tư 08/1988/TT của Bộ GD-ĐT và chưa có văn bản nào khácthay thế. Thông tư này không có quy định nào nói về việc buộc thôi họcvới học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
Do vậy, văn bản của Sở GD-ĐT Hà Nội cần phải được xem xét lại.
Trướcnhững phân tích nêu trên, sáng 12/3, VietNamNet đã tìm tới ông ĐồngNgọc Ba, Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản Quy phạm Pháp luật (Bộ Tưpháp).
Ông Ba cho biết: Cục phải có buổi làm việc trực tiếp với Sở GD-ĐT, các chuyên gia để nắm thông tin, xác minh cho chặt chẽ.
Tuy nhiên, sơ bộ xem xét, cá nhân ông Ba thấy rằng đây là văn bản hànhchính nhưng lại có yếu tố quy phạm. Ông cũng chưa tìm thấy nội dung vềviệc sở có thẩm quyền ra văn bản có những quy định như vậy.
Cha mẹ nêu gương, nhà trường khơi gợi
Luật sư Nguyễn Anh Thơm nêu câu hỏi: "Kỉluật liệu có phải là cách hay để nâng cao ý thức học sinh trong chấphành luật an toàn giao thông, trong khi công chức nhà nước, người lớncũng vi phạm giao thông nhan nhản"?
Trong thực tế, trước khiSở GD-ĐT Hà Nội "đánh mạnh" vào chuyện này với quy định có thể buộc thôihọc, thì các trường THPT đã có nhiều cách giải quyết khác nhau.
Chẳnghạn, Trường THPT Phan Huy Chú nhấn vào "ý thức tập thể". Hàng tháng,nếu học sinh vi phạm luật an toàn giao thông thì không chỉ em đó bị xửlí mà lớp đó tháng đó bị cắt thi đua, giáo viên bị cắt thi đua. Một emvi phạm, tập thể cũng phải chịu trách nhiệm. Mục tiêu của cách giáo dụcnày là "mọi người phải cùng nhắc nhở để giúp bạn cùng tiến bộ".
Còn Trường THPT Việt Đức đang thiên về việc giáo dục cho các em thông qua lao động công ích hơn là kỉ luật.
Trong khi đó, ở một trường có đặc thù "học sinh có cá tính" như THPT Đinh Tiên Hoàng thì thầy hiệu trưởng nhìn nhận: "Việckỷ luật, hạ hạnh kiểm hay cho lao động công ích đã thực hiện mãi, nhưngkhông có tác dụng. Do đó, biện pháp đình chỉ học dài ngày, gia đình,nhà trường giám sát, sẽ khiến học sinh cảm thấy mình thiệt thòi so vớicác bạn, từ đó có ý thức tôn trọng luật pháp hơn".
Để giải quyết "gốc" của câu chuyện phạm luật, ông Nguyễn Quốc Bình, nhìn nhận ở góc độ "sự noi gương" của các bậc phụ huynh:
"Bảnthân cha mẹ cũng cần nhìn lại mình. Nếu không giao xe máy cho con đếntrường khi chưa đủ tuổi lái xe cũng như chưa có bằng lái xe thì con sẽkhông phạm luật. Các em đi xe đạp điện nhưng bố mẹ không quên mua mũ bảohiểm cho con thì chắc chắn con không đầu trần đến trường".
Côgiáo Minh Thùy làm chủ nhiệm của lớp có 100% học sinh đi xe buýt - hiếm khi chứng kiến cảnh HS của mình vi phạm luật giao thông - chia sẻ:
"Chỉkhi nào tái phạm nhiều lần đến mức không thể giáo dục được nữa thì mớinên dùng đến dấu chấm hết. Chúng ta vẫn nên hướng tới sự cải thiện đểcó những điều tốt đẹp hơn".
Nữ sinh người Thái Lan tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH KHXH&NV với 3.92/4 điểm
Lalitpat Kerdkrung (1995), tên Việt Nam là Trang, có tình yêu tha thiết với Việt Nam. Ước mơ được đi du học tại đây của Lalitpat Kerdkrung nhen nhóm từ những năm học cấp 3.
“Thời cấp 3 mình được học các môn Lịch sử và Địa lý của Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Mình luôn tự hỏi tại sao bản thân lại biết đến kiến thức khu vực khác nhiều hơn khu vực xung quanh mình, mặc dù những quốc gia xung quanh đất nước mình đều rất gần gũi và có sự ảnh hưởng rất lớn.
Mình cảm thấy nếu có cơ hội được tìm hiểu thêm về các nước Đông Nam Á, chắc chắn mình sẽ lựa chọn Việt Nam - một đất nước có lịch sử chiến tranh oai hùng. Mình rất tò mò về đất nước này và luôn cảm thấy mọi thông tin được học là không đủ”, Lalitpat Kerdkrung nói.
Cũng vì bất ngờ về hình ảnh một đất nước “gắn với chiến tranh, bom đạn” nhưng lại có thể đứng dậy mạnh mẽ sau vài chục năm kết thúc chiến tranh, Lalitpat Kerdkrung đã tìm mọi cách để được đến Việt Nam du học.
“Đó là lý do mà năm 2013, khi Chính phủ Hoàng gia Thái Lan tổ chức cuộc thi học bổng hàng năm, trong đó có học bổng dành cho Bộ Ngoại Giao gồm 6 nước với 3 nước khu vực ASEAN là Indonesia, Malaysia và Việt Nam, mình quyết tâm đi thi”.
Mặc dù mỗi học bổng chỉ chọn một người, nhưng may mắn, Lalitpat Kerdkrung đã được lựa chọn.
Mặc dù mỗi học bổng chỉ chọn một người, nhưng may mắn, Lalitpat Kerdkrung đã được lựa chọn.
Cùng thời điểm này, Lalitpat Kerdkrung biết tin mình thi đỗ vào một trong những trường đại học tốt nhất của Thái. Bố mẹ cô do dự hỏi con: “Con có thực sự muốn đi hay không?”
“Là những người không hiểu biết nhiều về Việt Nam, họ rất sợ để mình tự lập tại một đất nước xa lạ. Tuy nhiên, mình đã nỗ lực rất nhiều để đạt học bổng này. Do vậy, mình không muốn bỏ cuộc”, Lalitpat Kerdkrung nói.
Tiếng Việt không phải là một ngôn ngữ phổ biến ở Thái Lan. Lalitpat Kerdkrung kỳ vọng chính điều không phổ biến này sẽ là cơ hội để cô được chia sẻ kiến thức mình đã học tới mọi người.
Học Tiếng Việt tại Thái 3 tháng trước khi sang Việt Nam, nhưng những ngày đầu du học, Lalitpat Kerdkrung vẫn chưa thể nghe viết được.
“Mình chủ yếu giao tiếp... bằng tay. Ngôn ngữ Tiếng Việt đa nghĩa và nhiều từ tương đồng khiến mình bị “loạn” khi sử dụng. Vì thế mục tiêu của mình khi ấy chỉ là có thể theo học và tốt nghiệp ra trường. Danh hiệu thủ khoa là điều mình chưa từng nghĩ tới”.
Lalitpat Kerdkrun cũng cảm thấy bị sốc với một số chuyện như: Tại sao Việt Nam có nhiều xe máy thế? Tại sao người Việt Nam cứ thích bấm còi liên tục? Tại sao người Việt hay ồn ào?
“Nhưng sau khi mình bắt đầu đi học tiếng Việt tại Khoa Việt Nam học, mình dần dần hiểu được và biết thêm về văn hóa Việt Nam. Từ đó, mình đã mở lòng để tiếp xúc nhiều hơn với người bản địa. Giờ đây, mình cảm thấy hầu hết người Việt Nam đối xử với mình thật là đáng yêu và thành thật”.
Học Tiếng Việt tại Thái 3 tháng trước khi sang Việt Nam, nhưng những ngày đầu du học, Lalitpat Kerdkrung vẫn chưa thể nghe viết được.
Nhận được học bổng toàn phần, Lalitpat Kerdkrung không nghĩ nhiều tới việc đi làm thêm. Cô dành tất cả thời gian cho việc học và tìm hiểu văn hoá Việt.
“Mình không bao giờ nghỉ học trừ khi có việc cực kỳ gấp. Học Tiếng Việt khá khó nên khi tới lớp, có từ nào không hiểu mình có thể hỏi luôn thầy cô, bạn bè.
Trước khi thi môn nào đó mình cũng dành thời gian ôn tập rất nhiều. Mình luôn rơi vào trạng thái cảm thấy đọc bao nhiêu vẫn là không đủ nên cứ thế đọc rồi ghi ra giấy.
Trên lớp mình cũng chú ý nghe nhiều hơn ghi chép, hoặc vừa nghe vừa ghi lại từ khoá hay những điều bản thân cảm thấy thú vị”.
Vì thế, những tiết học trên lớp luôn khiến Lalitpat Kerdkrun bị lôi cuốn và cảm thấy thực sự thú vị.
“Mình thích không khí học tập tại khoa của mình. Đó là một môi trường đa văn hoá với các sinh viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Đức,…
Ví dụ khi học môn Cơ sở văn hóa Việt Nam sẽ có một số văn hóa như Nho giáo giống với người Trung Quốc. Các thầy cô sẽ hỏi ý kiến của sinh viên Trung Quốc để so sánh ngược trở lại với Việt Nam.
Hay khi nhắc đến đạo Phật, thầy cô sẽ đặt câu hỏi: “Còn ở Thái Lan thì như thế nào?”. Nhờ vậy tất cả các bạn trong lớp sẽ có cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn về văn hóa các nước, từ châu Á đến châu Âu. Đây là những trải nghiệm rất thú vị mà không phải lúc nào mình cũng có cơ hội tiếp cận”.
Chinh phụ được hầu hết các môn học, nhưng khó nhất với Lalitpat Kerdkrun vẫn là môn Triết.
“Ở Thái không dựa vào triết học Mác – Lênin. Vì thế nhiều từ, nhiều câu trong môn này khiến mình thấy khó hiểu”.
Cô gái người Thái còn gây ấn tượng khi đạt điểm tối đa khoá luận tốt nghiệp
Cô gái người Thái còn gây ấn tượng khi đạt điểm tối đa khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Chính sách đối ngoại của vương quốc Xiêm và Đại Nam đối với các nước phương Tây nửa đầu TK XIX”.
Hoàn thành khoá luận này với Lalitpat Kerdkrun không phải điều dễ dàng bởi cô phải viết và tham khảo những tài liệu bằng tiếng Việt - một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ.
Trong thời gian làm khóa luận, Lalitpat Kerdkrun cũng phải bay về Thái trong gần 3 tuần để thu thập tư liệu cho đề tài khóa luận.
Đứng trước hội đồng giám khảo và nhận được những lời khen, Lalitpat Kerdkrun vô cùng hạnh phúc và tự hào vì đây là bằng chứng đáng tin cậy nhất chứng tỏ việc học tiếng Việt và học tại Việt Nam của cô đã thành công.
Ngày Lalitpat Kerdkrun nhận bằng tốt nghiệp, cả mẹ và bà ngoại cô đều sang tham dự. Lalitpat Kerdkrun cũng kiêm luôn vai trò hướng dẫn viên du lịch đưa mẹ và bà đi chơi Đà Nẵng, Hội An.
Khi thấy con gái nhận danh hiệu thủ khoa, mẹ Lalitpat Kerdkrun cảm thấy rất... ngại vì đây là trường đại học của người Việt.
“Mẹ mình sau sự bất ngờ là nỗi lo lắng vì sợ mình bị... ghét”, cô gái 24 tuổi chia sẻ.
Tháng 9 này Lalitpat Kerdkrung sẽ tiếp tục lên đường học tiếp bậc thạc sĩ tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (Anh).
"Trong tương lai, mình mong muốn sẽ được làm việc tại Đại sứ quán. Mình cũng mong sẽ cơ hội được quay trở lại Việt Nam", Lalitpat Kerdkrun nói,
Thúy Nga
- Vượt qua hàng ngàn sinh viên để trở thành thủ khoa khóa Dược đầu tiên của Trường Đại học Tyler, Hồng Ngọc được vinh dự đứng trước toàn trường phát biểu trong buổi lễ tốt nghiệp.
" alt="Nữ sinh người Thái Lan tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH KHXH&NV với 3.92/4 điểm"/>Nữ sinh người Thái Lan tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH KHXH&NV với 3.92/4 điểm